Thursday, 22 January 2015

Các nghi thức trong lễ ăn hỏi của người Việt Nam

Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức  về việc nhà gải gả con cho nhà trai, đôi uyên ương này sẽ là một cặp vợ chồng chua cưới. Hay nói cách khác là trong lễ ăn hỏi nhà nhà trai mang lễ vật tới nhà gái.

Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ. Bạn cần phải biết làm những gì cho một lễ hỏi, dưới đây chúng tôi sẽ bật mí với bạn về các nghi thức trong lễ hỏi, bạn không nên bỏ qua.

1. Nhà trai phải chuẩn bị các tráp cho lễ hỏi

Ở miền Bắc, tráp ăn hỏi đa số đều là tráp đỏ, còn ở miền Nam, do phong cách của các đôi uyên ương có phần phóng khoáng, hiện đại hơn nên mâm tráp có thể sử dụng nhiều màu trẻ trung khác như vàng đồng hay xanh, trắng tùy theo tông màu chủ đạo của toàn bộ đám cưới.
 
Các lễ vật mà nhà trai cần chuẩn bị cho lễ hỏiLễ vật cho lễ hỏi thường gồm (tùy phong tục của từng địa phương và từng gia đình):
a. Nếu là 5 Tráp : Cau, Rượu, Chè, Sen, Bánh Cốm
b. Nếu là 7 Tráp : Cau, Rượu, Hoa Quả, Chè, Sen, Bánh Cốm, Bánh Phu Thê
c. Nếu là 9 Tráp : Cau, Rượu, Lợn Quay, Hoa Quả, Chè, Sen, Bánh Cốm, Bánh Phu Thê, Bánh Xu Xuê
 
 
 cac-nghi-thuc-trong-le-hoi-cua-nguoi-viet-nam-1
 
Trong đám hỏi, các vật phẩm được quan tâm, chú ý nhất chính là mâm tráp bởi đây là vật phẩm nhà trai mang tới nhà gái để xin được cưới cô gái về làm dâu con, làm vợ cho con trai. Số lượng tráp cũng như độ cầu kỳ, hoành tráng của từng mâm lễ vật sẽ thể hiện sự chu đáo, sung túc của nhà trai và thể hiện tình cảm của chú rể đối với cô dâu. Vì vậy, dù trong lễ ăn hỏi ở miền Nam hay miền Bắc, các gia đình cũng đều chú ý sắp xếp, trang trí mâm tráp sao cho đầy đặn, đẹp đẽ nhất.
 
2. Chọn đội bê tráp cho lễ hỏi (nhà trai mang lễ vật tới nhà gái)

Trong lễ hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.

 cac-nghi-thuc-trong-le-hoi-cua-nguoi-viet-nam-2

Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự  gả con gái cho nhà trai, kể từ lúc này đôi uyên ương được xem là cặp vợ chồng chưa cưới,

3. Nhà gái sau khi nhận lễ vật của nhà trai rồi đặt lên bàn thờ và cô dâu chu rể ra mắt với tổ tiên

Cô dâu: cô dâu sẽ không được tự do đi lại mà phải đợi chú rể hoặc bố mẹ vào đón ra để thắp hương bàn thờ gia tiên và ra mắt họ hàng hai bên gia đình.

 Một nghi thức quan trọng và ý nghĩa của truyền thống việt nam, nghi thức cúng bái gia tiên của cô dâu chú rể

 cac-nghi-thuc-trong-le-hoi-cua-nguoi-viet-nam-3

Cuối cùng bạn muốn lưu giữ những kỉ niệm đẹp và khó quên này  với những người có mặt trong ngày lễ hỏi thì bạn có thể chụp ít hình lưu niệm với họ, chẳng hạn như những người phù dâu phù rể.
 

Bạn là người chưa một lần nào thục hiện việc này thì giờ đây bạn hãy tham khảo và học hỏi để ngày lễ ăn hỏi của bạn thành công và trọn vẹn. Nếu bạn có băn khoăn điều gì Ảnh Viện Áo Cưới Ely sẽ tư vấn chi tiết cho bạn, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội nhé.


....................... 
ẢNH VIỆN ÁO CƯỚI ELY
Uy tín - Giá hợp lý - Chất lượng tốt - Phục vụ tận tình
Địa chỉ: Số 26 Đường Láng - Ngã Tư Sở - Đống Đa - Hà Nội
Hotline: 04.35642564 - 0936772889.
Website:  http://aocuoiely.com/ -  http://xuhuongcuoihoi.com/

Tuesday, 20 January 2015

10 tập tục cưới thú vị trên thế giới

Mỗi quốc gia lại có những phong tục cưới khác nhau, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. Dưới đây là một số phong tục đám cưới truyền thống thú vị của các quốc gia trên khắp thế giới.
 
1. Liên tục thay đổi trang phục cưới
 
Ở Trung Quốc ngày nay, cô dâu không chỉ chọn một mà là ba bộ váy cưới. Đầu tiên là bộ váy xường xám truyền thống với chiếc áo yếm thêu, ôm sát người. Xường xám trong đám cưới thường có màu đỏ vì đỏ là màu của sự mạnh mẽ, may mắn trong văn hóa Trung Quốc. Sau đó, cô dâu sẽ đổi sang mặc chiếc váy cưới phồng xòe trắng để không lạc lõng trong một đám cưới theo phong cách Mỹ bởi các cô dâu phương Đông hiện đại đã hòa nhập theo xu hướng cưới phương Tây. Cuối cùng, cô dâu sẽ rời bàn đãi khách để đi thay bộ váy thứ ba theo màu sắc tự chọn hoặc có thể là một chiếc đầm ôm sát ngực với chiều dài ngang hoặc trên đầu gối.

10-tap-tuc-cuoi-thu-vi-tren-the-gioi-1
 
2. Vẽ lên bàn tay
 
Trước khi các cô dâu Ấn Độ kết hôn, họ cùng các bạn gái và gia đình của mình trang trí lên các đôi bàn tay và chân bằng các hình hoa văn tinh xảo được gọi là “menhdi”. Những hoa văn ngắn hạn này được vẽ bằng cây henna và chỉ tồn tại trên da trong vòng vài tuần. Những thiết kế kiểu menhdi cực kì phức tạp và mất hàng giờ để vẽ, đó là chưa kể đến thời gian cô dâu phải đợi để chỗ dán khô và lên màu. Có một sự kiện gọi là “tiệc mehndi” để giúp cho quá trình vẽ đỡ buồn chán hơn. Bạn bè và gia đình sẽ luôn sẵn sàng bên các cô dâu nếu họ cần giúp đỡ việc gì trong suốt quá trình “trang điểm cho đôi bàn tay” của mình.

3. Nhảy qua cây chổi
 
Có rất nhiều nền văn hóa, từ Celtic đến Roma (hay Gypsy) đã thực hiện tập tục nhảy qua cây chổi vào đám cưới truyền thống của họ. Đến ngày nay, nhảy qua cây chổi thường dễ thấy ở các đám cưới Mỹ-Phi. Truyền thống này bắt nguồn từ giai đoạn nô lệ khi mà hôn nhân của các nô lệ nam nữ được coi là bất hợp pháp. Trong giai đoạn tiền chiến tranh, nô lệ nam và nữ có thể thông báo về sự kết hôn của họ bằng cách nhảy qua cây chổi cùng nhau.

4. Tiếng hô “Mazel Tov!”
 
Trong các đám cưới Do Thái, các chú rể thường đập vỡ và nghiền nát các mảnh thủy tinh bằng chân ở cuối buổi lễ. Đây là một truyền thống có lịch sử bí ẩn. Một số người cho rằng kính vỡ là biểu tượng của sự phá hủy của Đền thiêng ở Jerusalem năm 70 sau công nguyên. Trong khi một số người khác nói rằng kính vỡ là một lời nhắc nhở rằng hạnh phúc luôn cần được bồi đắp. Theo một cách khác, việc đập vỡ kính cùng với tiếng hô to “mazel tov!” (chúc may mắn) sau khi những mảnh kính được nghiền nát tan tành là một điềm phúc lành cho hôn nhân.

5. Những cô phù dâu trẻ con

 
10-tap-tuc-cuoi-thu-vi-tren-the-gioi-2
Công nương Kate Middleton và Hoàng tử William trong ngày thành hôn, hai bên là hai phù dâu nhỏ tuổi.

Các đám cưới hoàng gia ở Vương quốc Anh thời hiện đại đã có những biến thể cho công việc phù dâu. Thông thường, phù dâu sẽ là một nhóm các cô gái trẻ tuổi hơn cô dâu, tuy nhiên trẻ tới mức nào thì không có giới hạn. Tại lễ cưới của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị vào năm 1947, có tám phù dâu và hầu hết đều trẻ hơn cô dâu 21 tuổi lúc đó nhưng không có ai quá trẻ. Đến thời Công nương Diana thì số phù dâu chỉ còn lại năm người, người nhỏ nhất mới lên 5 tuổi và người lớn nhất mới 17. Năm 2011, Công nương Kate Middleton thậm chí còn chọn những phù dâu nhỏ tuổi hơn. Cô đã mời con gái đỡ đầu của chồng tương lai - Hoàng tử William và cháu gái của Công nương Camilla Parker Bowle (vợ của Thái tử Charles) làm phù dâu khi cả hai mới chỉ lên 3.

6. Kéo bánh cưới
 
Trong đám cưới Peru, các vị khách nữ độc thân sẽ tham gia một nghi thức ngọt ngào hơn cả nghi thức ném hoa thường thấy. Một điều thú vị được đính vào trong các sợi ruy băng và nhét vào giữa các lớp kem bánh cưới. Trước khi chiếc bánh được cắt, mỗi cô gái nắm lấy một sợi ruy băng và kéo ra. Ở cuối một sợi trong đó là một chiếc nhẫn cưới giả. Vị khách nữ nào kéo được sợi dây có chiếc nhẫn sẽ là người tiếp theo kết hôn.

7. Giết mổ bò cái
 
Các đám cưới truyền thống của người Zulu được đánh dấu bằng những màu sặc sỡ và những màn thi thố nhảy múa giữa nhà trai và nhà gái. Cũng giống như các cô dâu trên toàn thế giới, các cô dâu Zulu có thể bắt đầu ngày lễ bằng chiếc váy “lễ cưới trắng” theo phong cách phương tây nhưng sau đó họ sẽ đổi sang mặc chiếc áo truyền thống của bộ lạc sau lễ kết hôn ở nhà thờ. Trong lễ cưới truyền thống, gia đình chú rể sẽ mổ thịt một con bò cái để chào đón nhà gái. Cô dâu sẽ để tiền bên trong dạ dày của con bò với ý nghĩa rằng từ giây phút này, cô sẽ trở thành một phần của gia đình chồng.

8. Lễ rước rể hạnh phúc
 
Đám cưới theo kiểu Li băng bắt đầu với âm nhạc, những vũ điệu và những tiếng reo hò hoan hỉ ngay trước cửa nhà chú rê. “Bộ lạc” này chính là đoàn người đi theo trong lễ rước rể bao gồm bạn bè, gia đình cô dâu và đôi khi có cả những nhạc công và vũ công chuyên nghiệp. Chú rể được "rước" đến nhà cô dâu và cả hai được tiễn đi bằng một tràng những lời chúc tụng và những cánh hoa rơi.

9. Chuộc lại cô dâu
 
Các chú rể Nga phải bận rộn rất nhiều vì cô dâu của họ. Trước lễ cưới, chú rể ra mắt gia đình nhà cô dâu và hỏi cưới. Nhà gái và bạn bè cô dâu sẽ đùa vui bằng cách từ chối cho đến khi chú rể tặng sính lễ như quà cáp, tiền bạc, trang sức nếu không sẽ bị bẽ mặt. Các chú rể bị ép phải nhảy các điệu nhảy kỳ quái, trả lời các câu đố và trải qua một bài kiểm tra buồn cười như thay tã cho một con búp bê em bé. Một khi chú rể đã gây được ấn tượng tốt với gia đình và bạn bè nhà gái bằng trò chơi “chuộc lại cô dâu này”, anh mới được phép được gặp hôn thê tương lai của mình.
10-tap-tuc-cuoi-thu-vi-tren-the-gioi-3
 
10. Chuộc lại giày
 
Trong khi các chú rể Nga phải đi chuộc lại cô dâu của họ, thì đàn ông Pakistan phải trả tiền nếu muốn giữ đôi giày của chính mình. Ở Pakistan, sau lễ cưới, cặp vợ chồng sẽ trở về nhà để dự buổi tiệc được gọi là “tiệc ra mắt”. Gia đình và bạn bè sẽ đội lên đầu cặp đôi một tấm khăn choàng màu xanh và một chiếc gương để nhìn mặt nhau vì cô dâu đã cởi tấm màn che mặt tại lễ cưới chính thức. Trong khi hai vợ chồng mới cưới đang bận rộn nhìn nhau, gia đình nhà gái sẽ trộm đôi giày của chú rể và yêu cầu tiền chuộc cho nó.


....................... 
ẢNH VIỆN ÁO CƯỚI ELY
Uy tín - Giá hợp lý - Chất lượng tốt - Phục vụ tận tình
Địa chỉ: Số 26 Đường Láng - Ngã Tư Sở - Đống Đa - Hà Nội
Hotline: 04.35642564 - 0936772889.
Website:  http://aocuoiely.com/ -  http://xuhuongcuoihoi.com/

Monday, 19 January 2015

Cách chọn kiểu tóc hài hòa khuôn mặt và váy cưới

Tóc uốn xoăn, sấy phồng trên đỉnh làm cho tỷ lệ khuôn mặt vuông hài hòa, trong khi tóc buông xõa lại phù hợp với váy cưới cúp ngực.

Chọn được kiểu tóc hoàn hảo cho ngày cưới không phải là việc dễ dàng khi có khá nhiều yếu tố cần cân nhắc như phong cách váy cưới, vóc người, phong cách chung của tiệc cưới và đặc biệt là kiểu dáng cổ váy, hình dáng khuôn mặt. Dưới đây là một số gợi ý giúp cô dâu đưa ra quyết định phù hợp.

1. Kiểu tóc phù hợp khuôn mặt

- Khuôn mặt oval: Được coi là dáng mặt hoàn hảo vì nó có thể phù hợp với bất kỳ kiểu tóc nào.
- Mặt vuông: Phù hợp với những kiểu tóc được tạo độ phồng ở phía trên đỉnh đầu và lọn tóc được uốn xoăn sóng duỗi tự nhiên hoặc búi trễ.
- Mặt tròn: Cũng theo nguyên tắc trên nhưng thay vì tạo sóng tóc xoăn, búi trễ, cô dâu có thể duỗi tóc thẳng mượt nếu thích phong cách truyền thống, đơn giản.
- Mặt dài: Cô dâu cần tạo tóc mái phù hợp để giúp tỷ lệ khuôn mặt hài hòa. Tóc mái bằng hoặc mái chéo kết hợp với tóc búi sẽ tạo cảm giác khuôn mặt bớt dài, cân đối hơn.

 cach-chon-kieu-toc-hai-hoa-khuon-mat-va-vay-cuoi-1
Cách chọn kiểu tóc hài hòa khuôn mặt và váy cưới

2. Kiểu tóc theo dáng cổ váy

- Cổ thuyền: Với kiểu cổ áo mở rộng, cô dâu có thể chọn những kiểu tóc búi cầu kỳ hay đơn giản nhưng đều mang hơi hướng cổ điển như tóc búi chignon, tóc Twist của Pháp với phần tóc mái uốn kiểu retro.
- Cổ Illusion: Đây là kiểu cổ áo đang thịnh hành với ưu điểm là sự gợi cảm, lãng mạn nhờ phần vải xuyên thấu táp phía trên. Với cổ váy như thế này, cô dâu có thể lựa chọn nhiều kiểu tóc khá nhau như tóc búi, tết hoặc tóc buộc nửa...
- Cổ chữ V: Mái tóc búi thấp là sự lựa chọn hoàn hảo để kết hợp với kiểu cổ váy này. Tuy nhiên, độ thấp của búi tóc cần đảm bảo không làm cho chiếc cổ cô dâu bị ngắn lại.
- Váy quây không cổ: Cô dâu có thể lựa chọn bất kỳ kiểu tóc nào nhưng phổ biến hơn cả là tóc buông xõa với các lọn uốn xoăn hay duỗi thẳng, tóc buộc nửa và tóc tết lệch bên.

Xem thêm tại: http://xuhuongcuoihoi.com/cach-chon-kieu-toc-hai-hoa-khuon-mat-va-vay-cuoi/
....................... 
ẢNH VIỆN ÁO CƯỚI ELY
Uy tín - Giá hợp lý - Chất lượng tốt - Phục vụ tận tình
Địa chỉ: Số 26 Đường Láng - Ngã Tư Sở - Đống Đa - Hà Nội
Hotline: 04.35642564 - 0936772889.
Website:  http://aocuoiely.com/ -  http://xuhuongcuoihoi.com/

Friday, 16 January 2015

Những điều kiêng kỵ trong cưới hỏi người Việt

Phong tục cưới hỏi của người Việt Nam từ xa xưa vốn đã vô cùng phong phú, theo thời gian cộng thêm sự phát triển của xã hội, các thủ tục cưới hỏi cũng như nghi lễ đã được lược giản đi nhiều. Thế nhưng những giá trị tinh thần vẫn còn mãi trường tồn và được truyền qua nhiều thế hệ. Theo đó, ông bà ta ngày xưa vốn chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Quốc với thuyết ngũ hành và thuật phong thủy, đã đúc kết lên được những điều cần kiêng kỵ trong cưới hỏi.
 
1.  Kiêng lấy người không hợp tuổi

Theo quan niệm của người xưa, mỗi người khi sinh ra đều có mệnh, hệ riêng biệt. Khi dựng vợ gả chồng, quan niệm hợp tuổi kỵ tuổi lại được đem ra tính toán vô cùng cẩn thẩn. Khi hai vợ chồng hợp tuổi, hợp mệnh thì cuộc sống gia đình viên mãn, con cái sinh ra khỏe mạnh thông minh, làm ăn phát đạt, thuận lợi. Ngược lại, nếu đã kỵ tuổi, kỵ mệnh mà vẫn lấy nhau thì cuộc sống vợ chồng gặp nhiều khó khăn, biến cố thậm chí chia ly. Dù chưa có cơ sở khoa học giải thích rõ ràng thế nhưng nhiều gia đình vẫn thuận theo và xem tuổi cẩn thận cho đôi trẻ khi có quyết định kết hôn.
nhung-dieu-kieng-ky-trong-cuoi-hoi-nguoi-viet-1
 Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì những tuổi sau thuộc bộ tứ hành xung, không nên kết duyên vợ chồng

+ Dần, Thân, Tỵ, Hợi
+ Tý, Ngọ, Mão, Dậu
+ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi

Tuy nhiên, có trường hợp tuổi xung nhưng mệnh lại hợp. Vì vậy, khi tính tuổi hôn nhân, người ta không chỉ dựa vào tuổi mà còn xem xét nhiều yếu tố khác như ngày sinh tháng đẻ với lý luận tương sinh, tương khắc và tương hỗ trong thuyết âm dương ngũ hành.

2. Kiêng lấy vào năm kim lâu của người nữ

Khi tính tuổi của đôi nam nữ, người ta còn tính toán tuổi kim lâu của người nữ. Tuổi kim lâu là tuổi âm lịch có số đuôi là 1, 3, 6, 8. Dân gian thường tránh tổ chức cưới vào tuổi kim lâu của người nữ vì theo quan niệm, khi cưới vào năm kim lâu vợ chồng sẽ gặp khó khăn, quan hệ vợ chồng dễ bất hòa, lục đục, con cái sinh ra dễ bệnh tật… Tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằng, vẫn có thể tiến hành hôn lễ vào năm kim lâu nếu qua ngày Đông chí.
 
 
3. Kiêng cưới hỏi khi nhà đang có tang

Đám cưới là việc vui, đại sự của gia đình nên khi nhà có người mới qua đời thường phải hoãn lại. Theo quan niệm, con cái phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu phải để tang ông bà 1 năm. Ngoài ra còn có thời hạn cụ thể dành cho các thành viên khác trong gia đình.

Hình thức cưới chạy tang cũng xuất hiện, khi trong gia đình đang có người bị bệnh, sắp qua đời hoặc qua đời nhưng chưa phát tang thì nhà trai sẽ đem lễ vật sang nhà gái hỏi cưới để tránh lỡ năm tốt, ngày tốt. Đám cưới lúc này sẽ chỉ tổ chức nhỏ, nội bộ trong hai gia đình với những người thân thiết nhất.

4. Kiêng tổ chức cưới khi chưa làm lễ ăn hỏi

Ảnh hưởng nhiều của văn hóa Trung Quốc, phong tục cưới hỏi của người Việt xưa có đến 6 lễ chính: nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân nghinh. Ngày nay, dù đã lược bỏ nhiều lễ nghi phức tạp, lễ cưới cũng vẫn phải có đầy đủ các lễ dạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt, lễ nạp cheo. Nhiều vùng miền và gia đình đã lược giản lễ dạm ngõ và lễ nạp cheo thế nhưng vẫn không thể thiếu lễ ăn hỏi trước khi tổ chức lễ cưới. Lễ ăn hỏi được tổ chức thể hiện sự tôn trọng nhà gái, thông báo rộng rãi với bà con là cô gái đã được nhà trai hỏi cưới một cách đường hoàng, trang trọng.
 
 
 nhung-dieu-kieng-ky-trong-cuoi-hoi-nguoi-viet-2

5. Kiêng cưới vào ngày, tháng không tốt

Ngoài việc xem tuổi, mệnh của đôi nam nữ thì việc xem ngày, giờ cử hành hôn lễ cũng quan trọng không kém. Việc xem ngày tháng cưới hỏi thường được những bậc cao niên có kiến thức và kinh nghiệm về phong thủy xem xét. Ngày cưới đẹp thường là ngày hoàng đạo, tránh những ngày tam tai, sát chủ, ngày rằm… Ngoài ra tháng 7 Âm lịch, với tích Ngưu Lang Chức Nữ chia ly cộng với thời tiết mưa bão nên dù trong tháng có ngày hoàng đạo cũng nên kiêng cữ.

6. Kiêng làm vỡ, bể đồ đạc

Ngày cưới thường đông người, gia chủ thường không chu toàn được mọi việc nên việc đổ, vỡđồ đạc là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên nên hạn chế tối đa, chuẩn bị kỹ càng để tránh việc đổ vỡ vì theo quan niệm người xưa, việc này là điềm không tốt cho đôi trẻ.
 
 
 nhung-dieu-kieng-ky-trong-cuoi-hoi-nguoi-viet-3

Trong ngày cưới, kỵ nhất là vỡ gương, vỡ ly cốc hay gãy đũa. Tương truyền nếu việc này xảy ra thì đôi vợ chồng sẽ xảy ra bất hòa, đổ vỡ, chia ly nên thường mời thầy hoặc làm lễ giải hạn.

7. Kiêng mẹ đưa con gái về nhà chồng

Thời phong kiến, với quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, việc cưới hỏi thường là bắt ép, người mẹ thương con gái bị gả đi xa nên thường thấy cảnh hai mẹ con ôm nhau khóc. Quan niệm người xưa cho rằng nước mắt biệt ly trong ngày cưới mang đến điều không tốt nên thường không cho người mẹ đi theo tiễn con gái về nhà chồng. Các cô dâu khi ra khỏi nhà cũng không được khóc và ngoái nhìn lại. Ngày nay, dù việc cưới hỏi hoàn toàn trên phương diện tự nguyện, không còn cảnh mẹ con bịn rịn, khóc lóc nhưng nhiều gia đình vẫn giữ vững phong tục này.
 
 
8. Kiêng mẹ chồng chạm mặt con dâu khi rước dâu về nhà

Khi đoàn rước dâu về tới đầu ngõ, mẹ chồng sẽ cầm bình vôi lánh mặt đi chỗ khác để cô dâu bước vào nhà. Điều này ngụ ý rằng mẹ chồng vẫn nắm quyền hành trong nhà, không muốn con dâu thay thế. Theo quan niệm dân gian, bình vôi là biểu hiện của tài sản trong nhà, hình thức nắm giữ bình vôi chính là nắm giữ tài sản. Ngày nay, tục ăn trầu đã mai một, thay vì cầm bình vôi, người mẹ sẽ cầm chùm chìa khóa thay thế. Khi hai họ đã yên vị được một lúc thì mẹ chồng mới xuất hiện để đón con dâu và đi chào, cảm ơn hai họ.
Xem thêm tại: http://xuhuongcuoihoi.com/nhung-dieu-kieng-ky-trong-cuoi-hoi-nguoi-viet/
....................... 
ẢNH VIỆN ÁO CƯỚI ELY
Uy tín - Giá hợp lý - Chất lượng tốt - Phục vụ tận tình
Địa chỉ: Số 26 Đường Láng - Ngã Tư Sở - Đống Đa - Hà Nội
Hotline: 04.35642564 - 0936772889.

Thursday, 15 January 2015

Bí quyết thư giãn vào đêm trước đám cưới

 
Vào đêm trước ngày xuất giá, tất cả mọi việc đều đã được chuẩn bị xong, việc duy nhất bạn cần phải làm là thư giãn để có được một tinh thần thoải mái và một diện mạo tươi sáng hoàn toàn trong ngày cưới.
 
1. Thắp nến, đèn tinh dầu

Bạn có thể tao một không gian lãng mạn để giúp việc thư giãn được dễ dàng hơn bằng cách thắp nến thơm hoặc tinh dầu với các mùi hương trái cây nhẹ nhàng hay hương thảo dược nồng ấm. Hương thơm cũng là một liệu pháp giúp tinh thần được xoa dịu nhanh chóng và hiệu quả.

 bi-quyet-thu-gian-vao-dem-truoc-dam-cuoi-1
2. Ngâm bồn, massage, tẩy tế bào chết

Nếu sở hữu một chiếc bồn tắm, bạn nên tận dụng nó. Cơ thể sẽ hoàn toàn thả lỏng và các cơ được massage một cách toàn diện trong hỗn hợp nước ấm có pha muối biển hoặc nuớc hoa hồng. Bạn cũng đừng quên tẩy tế bào chết cho da để làn da sẽ trở nên sáng mịn.

 bi-quyet-thu-gian-vao-dem-truoc-dam-cuoi-2
3. Thoa kem dưỡng mắt, môi, cơ thể

Một lớp kem dưỡng mắt thật mỏng sẽ giúp cho đôi mắt không bị quầng thâm. Bạn cũng đừng quên thoa kem dưỡng môi và dưỡng da toàn thân nhé. Một cô dâu đẹp hoàn hảo luôn cần có một làn da đẹp đấy.

 bi-quyet-thu-gian-vao-dem-truoc-dam-cuoi-3
4. Xem một bộ phim hay hoặc nghe nhạc yêu thích

Nếu không quá khuya, bạn có thể xem một bộ phim mình yêu thích hoặc hài kịch để cảm thấy vui vẻ và yêu đời hơn. Đơn giản hơn, bạn chỉ cần mở những bài nhạc yêu thích cho không gian tràn ngập những giai điệu êm ái ru bạn vào giấc mơ đẹp.

5. Uống nước trước khi ngủ

Không chỉ vào đêm trước đám cưới mà mỗi đêm nếu bạn uống một cốc nước trước khi đi ngủ sẽ rất tốt cho sức khỏe bản thân. Việc này không chỉ tốt cho da mà còn cho cả cơ thể nói chung. Nước sẽ giúp bạn thải độc tố khỏi cơ thể, bảo vệ da khỏi bị khô, ổn định cấu trúc da và giúp làn da luôn săn chắc, tươi trẻ, hạn chế các bệnh về da như mụn trứng cá, mụn thịt hay nám.

 bi-quyet-thu-gian-vao-dem-truoc-dam-cuoi-4
Bên cạnh đó, uống nước trước khi ngủ còn ngăn chặn một số bệnh lý về tim thường xảy ra khi sáng sớm ngủ dậy, như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim… Vì thế, bạn không nên uống nhiều mà chỉ cần uống một cốc nhỏ khoảng 150 ml là đủ.

Và việc cuối cùng, bạn đừng quên nhắn tin chúc một nửa của mình ngủ ngon nha! Những bí quyết thư giãn vào đêm trước đám cưới sẽ là những phương pháp rất hữu ích cho bạn.

....................... 
ẢNH VIỆN ÁO CƯỚI ELY
Uy tín - Giá hợp lý - Chất lượng tốt - Phục vụ tận tình
Địa chỉ: Số 26 Đường Láng - Ngã Tư Sở - Đống Đa - Hà Nội
Hotline: 04.35642564 - 0936772889.
Website:  http://aocuoiely.com/ -  http://xuhuongcuoihoi.com/

Tuesday, 13 January 2015

Phù dâu phù rể nhí 20 năm trước bỗng gặp lại và kết hôn

20 năm sau khi cùng nhau làm phù dâu phù rể trong 1 đám cưới của người thân ở Minnesota, cặp đôi người Mỹ đã nắm tay nhau bước vào lễ đường trong đám cưới chính thức của họ.

Vào năm 1995, Briggs Fussy và Brittney Husbyn (hiện tại bây giờ 22 tuổi) đã từng làm phù dâu, phù rể "nhí" trong 1 đám cưới của người thân được tổ chức ở Minnesota, Mỹ.
 
 phu-dau-phu-re-nhi-20-nam-truoc-bong-gap-lai-va-ket-hon-aocuoiely
Hình ảnh của Briggs Fussy và Brittney Husbyn trong 2 thời điểm cách nhau 20 năm

Tới năm 2007, 2 người mới gặp lại nhau khi cùng học chung trường trung học. "Brittney và tôi đã gặp lại nhau tại trường trung học khi cô ấy ngồi ngay trước mặt tôi trong giờ học chính trị. Và vào một ngày nọ, Brittney đã hỏi mẹ cô ấy về tôi. Tôi có cái tên rất đặc biệt và có lẽ vì vậy mà cô ấy nhớ tới tôi", Briggs nói.

Sau khi tìm hiểu, Brittney mới phát hiện ra chàng trai cùng lớp lại chính là cậu bé mà cô đã từng biết từ nhiều năm trước.

"Chúng tôi học cùng lớp và cô ấy có bức ảnh chụp trong lễ cưới ngày trước. Tôi bắt đầu cười lớn vì phát hiện ra bức ảnh giống hệt của mình. Lễ cưới đó là lần duy nhất tôi nhìn thấy cô ấy cho tới khi chúng tôi gặp nhau ở trường trung học", Briggs chia sẻ.

Sau khi trở thành bạn bè, Fussy và Husbyn vẫn kết bạn và làm quen, hẹn hò với những người khác, thế nhưng, 2 năm trước, họ mới phát hiện ra tình yêu dành cho nhau.

Và mới đây vào cuối tuần trước, 2 người đã cùng nắm tay bước vào lễ đường trong lễ cưới chính thức của mình. Cặp đôi đã cùng học trường Đại học Mankapo và vào ngày 10/1 vừa qua, 2 người đã tổ chức hôn lễ trong sự chúc phúc của gia đình, bạn bè.

Rất nhiều người thân khi phát hiện ra câu chuyện của cô dâu chú rể đã vô cùng thích thú và vui mừng.

....................... 
ẢNH VIỆN ÁO CƯỚI ELY
Uy tín - Giá hợp lý - Chất lượng tốt - Phục vụ tận tình
Địa chỉ: Số 26 Đường Láng - Ngã Tư Sở - Đống Đa - Hà Nội
Hotline: 04.35642564 - 0936772889.

Monday, 12 January 2015

6 khoảnh khắc nhiếp ảnh gia không nên bỏ qua trong lễ cưới

Có những khoảnh khắc trong lễ cưới là vô giá và không thể nào quên, thảo luận trước với nhiếp ảnh gia để lưu lại những phút giây tuyệt vời trong ngày trọng đại bạn nhé!
 
Ngoài bộ ảnh cưới đã được chụp từ trước thì những tấm hình được chụp trong lễ cưới cũng giữ vị trí rất quan trọng. Chúng cho ta thấy mình đã có được một đám cưới vui vẻ và ý nghĩa như thế nào. Tuy nhiên, để nhiếp ảnh không mãi đi theo cô dâu chủ rể và chụp những tấm hình chào bàn đơn điệu, bạn cần phải đưa ra những yêu cầu cụ thể, bạn có thể tham khảo 6 đề xuất sau đây:

1. Giây phút chú rể lần đầu tiên nhìn thấy cô dâu

Một nụ cười lớn, chút ngượng ngùng, ánh mắt hạnh phúc… nhiều năm sau, khi nhìn lại tấm hình này chắc chắn bạn sẽ có những cảm xúc rất tuyệt vời.

 6-khoanh-khac-nhiep-anh-gia-khong-nen-bo-qua-trong-le-cuoi-1

2. Cô dâu và chú rể xuất hiện trên lối đi để tiến tới lễ đài

Đó không phải là khoảnh khẳng mà mọi cô gái đều mơ tới  khi còn là một đứa trẻ hay sao. Những cánh hoa hồng được tung ra trên lối đi, gương mặt rạng ngời hạnh phúc, váy cưới bồng bềnh… sẽ không có khoảnh khắc nào bạn đẹp hơn thế đâu.

 6-khoanh-khac-nhiep-anh-gia-khong-nen-bo-qua-trong-le-cuoi-2

3. Nụ hôn đầu tiên, sau khi trao nhẫn cưới

Đây là lần đầu tiên hôn nhau sau khi chính thực là vợ chồng, còn gì ngọt ngào hơn thế. Vậy nên, hãy nhắc người tổ chức tiệc cưới chuẩn bị cho bạn một backgroud đẹp nhất có thể vì tấm hình này sẽ đi theo bạn suốt cuộc đời.

 6-khoanh-khac-nhiep-anh-gia-khong-nen-bo-qua-trong-le-cuoi-3

4. Nắm tay nhau rời khỏi lễ đài

Lần đầu tiên cả hai cùng đồng hành với nhau với tư cách là vợ chồng. Một dấu ấn không thể bỏ qua trong cuộc đời.

 Agnes Lopez Photography

5. Đại gia đình đoàn tụ

Gồm tất cả những người quan trong đối với cả cô dâu và chú rể như: cha mẹ, ông bà hai bên, họ hàng, bạn bè thân thiết, phù dâu – phù rể… những người đã chúc phúc và giúp bạn làm nên lễ cưới

 6-khoanh-khac-nhiep-anh-gia-khong-nen-bo-qua-trong-le-cuoi-5

6. Tung hoa cưới

Gương mặt rạng rỡ của cô dâu khi trao may mắn tiếp theo cho những cô gái là bạn bè, chị em thân thiết của mình. Đây sẽ là tấm hình đắt giá nếu người bắt được bó hoa kết hôn ngay sau bạn.
 

 6-khoanh-khac-nhiep-anh-gia-khong-nen-bo-qua-trong-le-cuoi-6
Xem thêm tại: http://xuhuongcuoihoi.com/6-khoanh-khac-nhiep-anh-gia-khong-nen-bo-qua-trong-le-cuoi/
....................... 
ẢNH VIỆN ÁO CƯỚI ELY
Uy tín - Giá hợp lý - Chất lượng tốt - Phục vụ tận tình
Địa chỉ: Số 26 Đường Láng - Ngã Tư Sở - Đống Đa - Hà Nội
Hotline: 04.35642564 - 0936772889.