Thursday, 22 January 2015

Các nghi thức trong lễ ăn hỏi của người Việt Nam

Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức  về việc nhà gải gả con cho nhà trai, đôi uyên ương này sẽ là một cặp vợ chồng chua cưới. Hay nói cách khác là trong lễ ăn hỏi nhà nhà trai mang lễ vật tới nhà gái.

Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ. Bạn cần phải biết làm những gì cho một lễ hỏi, dưới đây chúng tôi sẽ bật mí với bạn về các nghi thức trong lễ hỏi, bạn không nên bỏ qua.

1. Nhà trai phải chuẩn bị các tráp cho lễ hỏi

Ở miền Bắc, tráp ăn hỏi đa số đều là tráp đỏ, còn ở miền Nam, do phong cách của các đôi uyên ương có phần phóng khoáng, hiện đại hơn nên mâm tráp có thể sử dụng nhiều màu trẻ trung khác như vàng đồng hay xanh, trắng tùy theo tông màu chủ đạo của toàn bộ đám cưới.
 
Các lễ vật mà nhà trai cần chuẩn bị cho lễ hỏiLễ vật cho lễ hỏi thường gồm (tùy phong tục của từng địa phương và từng gia đình):
a. Nếu là 5 Tráp : Cau, Rượu, Chè, Sen, Bánh Cốm
b. Nếu là 7 Tráp : Cau, Rượu, Hoa Quả, Chè, Sen, Bánh Cốm, Bánh Phu Thê
c. Nếu là 9 Tráp : Cau, Rượu, Lợn Quay, Hoa Quả, Chè, Sen, Bánh Cốm, Bánh Phu Thê, Bánh Xu Xuê
 
 
 cac-nghi-thuc-trong-le-hoi-cua-nguoi-viet-nam-1
 
Trong đám hỏi, các vật phẩm được quan tâm, chú ý nhất chính là mâm tráp bởi đây là vật phẩm nhà trai mang tới nhà gái để xin được cưới cô gái về làm dâu con, làm vợ cho con trai. Số lượng tráp cũng như độ cầu kỳ, hoành tráng của từng mâm lễ vật sẽ thể hiện sự chu đáo, sung túc của nhà trai và thể hiện tình cảm của chú rể đối với cô dâu. Vì vậy, dù trong lễ ăn hỏi ở miền Nam hay miền Bắc, các gia đình cũng đều chú ý sắp xếp, trang trí mâm tráp sao cho đầy đặn, đẹp đẽ nhất.
 
2. Chọn đội bê tráp cho lễ hỏi (nhà trai mang lễ vật tới nhà gái)

Trong lễ hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ.

 cac-nghi-thuc-trong-le-hoi-cua-nguoi-viet-nam-2

Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự  gả con gái cho nhà trai, kể từ lúc này đôi uyên ương được xem là cặp vợ chồng chưa cưới,

3. Nhà gái sau khi nhận lễ vật của nhà trai rồi đặt lên bàn thờ và cô dâu chu rể ra mắt với tổ tiên

Cô dâu: cô dâu sẽ không được tự do đi lại mà phải đợi chú rể hoặc bố mẹ vào đón ra để thắp hương bàn thờ gia tiên và ra mắt họ hàng hai bên gia đình.

 Một nghi thức quan trọng và ý nghĩa của truyền thống việt nam, nghi thức cúng bái gia tiên của cô dâu chú rể

 cac-nghi-thuc-trong-le-hoi-cua-nguoi-viet-nam-3

Cuối cùng bạn muốn lưu giữ những kỉ niệm đẹp và khó quên này  với những người có mặt trong ngày lễ hỏi thì bạn có thể chụp ít hình lưu niệm với họ, chẳng hạn như những người phù dâu phù rể.
 

Bạn là người chưa một lần nào thục hiện việc này thì giờ đây bạn hãy tham khảo và học hỏi để ngày lễ ăn hỏi của bạn thành công và trọn vẹn. Nếu bạn có băn khoăn điều gì Ảnh Viện Áo Cưới Ely sẽ tư vấn chi tiết cho bạn, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội nhé.


....................... 
ẢNH VIỆN ÁO CƯỚI ELY
Uy tín - Giá hợp lý - Chất lượng tốt - Phục vụ tận tình
Địa chỉ: Số 26 Đường Láng - Ngã Tư Sở - Đống Đa - Hà Nội
Hotline: 04.35642564 - 0936772889.
Website:  http://aocuoiely.com/ -  http://xuhuongcuoihoi.com/

No comments:

Post a Comment