1. Liên tục thay đổi trang phục cưới
Ở Trung Quốc ngày nay, cô dâu không chỉ chọn một mà là ba bộ váy cưới.
Đầu tiên là bộ váy xường xám truyền thống với chiếc áo yếm thêu, ôm sát
người. Xường xám trong đám cưới thường có màu đỏ vì đỏ là màu của sự
mạnh mẽ, may mắn trong văn hóa Trung Quốc. Sau đó, cô dâu sẽ đổi sang
mặc chiếc váy cưới phồng xòe trắng để không lạc lõng trong một đám cưới
theo phong cách Mỹ bởi các cô dâu phương Đông hiện đại đã hòa nhập theo
xu hướng cưới phương Tây. Cuối cùng, cô dâu sẽ rời bàn đãi khách để đi
thay bộ váy thứ ba theo màu sắc tự chọn hoặc có thể là một chiếc đầm ôm
sát ngực với chiều dài ngang hoặc trên đầu gối.
2. Vẽ lên bàn tay
Trước
khi các cô dâu Ấn Độ kết hôn, họ cùng các bạn gái và gia đình của mình
trang trí lên các đôi bàn tay và chân bằng các hình hoa văn tinh xảo
được gọi là “menhdi”. Những hoa văn ngắn hạn này được vẽ bằng cây henna
và chỉ tồn tại trên da trong vòng vài tuần. Những thiết kế kiểu menhdi
cực kì phức tạp và mất hàng giờ để vẽ, đó là chưa kể đến thời gian cô
dâu phải đợi để chỗ dán khô và lên màu. Có một sự kiện gọi là “tiệc
mehndi” để giúp cho quá trình vẽ đỡ buồn chán hơn. Bạn bè và gia đình sẽ
luôn sẵn sàng bên các cô dâu nếu họ cần giúp đỡ việc gì trong suốt quá
trình “trang điểm cho đôi bàn tay” của mình.
Có rất nhiều nền văn hóa, từ Celtic đến Roma (hay Gypsy) đã thực hiện tập tục nhảy qua cây chổi vào đám cưới truyền thống
của họ. Đến ngày nay, nhảy qua cây chổi thường dễ thấy ở các đám cưới
Mỹ-Phi. Truyền thống này bắt nguồn từ giai đoạn nô lệ khi mà hôn nhân
của các nô lệ nam nữ được coi là bất hợp pháp. Trong giai đoạn tiền
chiến tranh, nô lệ nam và nữ có thể thông báo về sự kết hôn của họ bằng
cách nhảy qua cây chổi cùng nhau.
Trong
các đám cưới Do Thái, các chú rể thường đập vỡ và nghiền nát các mảnh
thủy tinh bằng chân ở cuối buổi lễ. Đây là một truyền thống có lịch sử
bí ẩn. Một số người cho rằng kính vỡ là biểu tượng của sự phá hủy của
Đền thiêng ở Jerusalem năm 70 sau công nguyên. Trong khi một số người
khác nói rằng kính vỡ là một lời nhắc nhở rằng hạnh phúc luôn cần được
bồi đắp. Theo một cách khác, việc đập vỡ kính cùng với tiếng hô to
“mazel tov!” (chúc may mắn) sau khi những mảnh kính được nghiền nát tan
tành là một điềm phúc lành cho hôn nhân.
Công nương Kate Middleton và Hoàng tử William trong ngày thành hôn, hai bên là hai phù dâu nhỏ tuổi.
Các
đám cưới hoàng gia ở Vương quốc Anh thời hiện đại đã có những biến thể
cho công việc phù dâu. Thông thường, phù dâu sẽ là một nhóm các cô gái
trẻ tuổi hơn cô dâu, tuy nhiên trẻ tới mức nào thì không có giới hạn.
Tại lễ cưới của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị vào năm 1947, có tám phù dâu
và hầu hết đều trẻ hơn cô dâu 21 tuổi lúc đó nhưng không có ai quá trẻ.
Đến thời Công nương Diana thì số phù dâu chỉ còn lại năm người, người
nhỏ nhất mới lên 5 tuổi và người lớn nhất mới 17. Năm 2011, Công nương
Kate Middleton thậm chí còn chọn những phù dâu
nhỏ tuổi hơn. Cô đã mời con gái đỡ đầu của chồng tương lai - Hoàng tử
William và cháu gái của Công nương Camilla Parker Bowle (vợ của Thái tử
Charles) làm phù dâu khi cả hai mới chỉ lên 3.
Trong
đám cưới Peru, các vị khách nữ độc thân sẽ tham gia một nghi thức ngọt
ngào hơn cả nghi thức ném hoa thường thấy. Một điều thú vị được đính vào
trong các sợi ruy băng và nhét vào giữa các lớp kem bánh cưới. Trước
khi chiếc bánh được cắt, mỗi cô gái nắm lấy một sợi ruy băng và kéo ra. Ở
cuối một sợi trong đó là một chiếc nhẫn cưới giả. Vị khách nữ nào kéo
được sợi dây có chiếc nhẫn sẽ là người tiếp theo kết hôn.
Các
đám cưới truyền thống của người Zulu được đánh dấu bằng những màu sặc
sỡ và những màn thi thố nhảy múa giữa nhà trai và nhà gái. Cũng giống
như các cô dâu trên toàn thế giới, các cô dâu Zulu có thể bắt đầu ngày
lễ bằng chiếc váy “lễ cưới trắng” theo phong cách phương tây nhưng sau
đó họ sẽ đổi sang mặc chiếc áo truyền thống của bộ lạc sau lễ kết hôn ở
nhà thờ. Trong lễ cưới
truyền thống, gia đình chú rể sẽ mổ thịt một con bò cái để chào đón nhà
gái. Cô dâu sẽ để tiền bên trong dạ dày của con bò với ý nghĩa rằng từ
giây phút này, cô sẽ trở thành một phần của gia đình chồng.
Đám
cưới theo kiểu Li băng bắt đầu với âm nhạc, những vũ điệu và những
tiếng reo hò hoan hỉ ngay trước cửa nhà chú rê. “Bộ lạc” này chính là
đoàn người đi theo trong lễ rước rể bao gồm bạn bè, gia đình cô dâu và
đôi khi có cả những nhạc công và vũ công chuyên nghiệp. Chú rể được
"rước" đến nhà cô dâu và cả hai được tiễn đi bằng một tràng những lời
chúc tụng và những cánh hoa rơi.
Các
chú rể Nga phải bận rộn rất nhiều vì cô dâu của họ. Trước lễ cưới, chú
rể ra mắt gia đình nhà cô dâu và hỏi cưới. Nhà gái và bạn bè cô dâu sẽ
đùa vui bằng cách từ chối cho đến khi chú rể tặng sính lễ như quà cáp,
tiền bạc, trang sức nếu không sẽ bị bẽ mặt. Các chú rể bị ép phải nhảy
các điệu nhảy kỳ quái, trả lời các câu đố và trải qua một bài kiểm tra
buồn cười như thay tã cho một con búp bê em bé. Một khi chú rể đã gây
được ấn tượng tốt với gia đình và bạn bè nhà gái bằng trò chơi “chuộc
lại cô dâu này”, anh mới được phép được gặp hôn thê tương lai của mình.
10. Chuộc lại giày
Trong
khi các chú rể Nga phải đi chuộc lại cô dâu của họ, thì đàn ông
Pakistan phải trả tiền nếu muốn giữ đôi giày của chính mình. Ở Pakistan,
sau lễ cưới, cặp vợ chồng sẽ trở về nhà để dự buổi tiệc được gọi là
“tiệc ra mắt”. Gia đình và bạn bè sẽ đội lên đầu cặp đôi một tấm khăn
choàng màu xanh và một chiếc gương để nhìn mặt nhau vì cô dâu đã cởi tấm
màn che mặt tại lễ cưới chính thức. Trong khi hai vợ chồng mới cưới
đang bận rộn nhìn nhau, gia đình nhà gái sẽ trộm đôi giày của chú rể và
yêu cầu tiền chuộc cho nó.
.......................
ẢNH VIỆN ÁO CƯỚI ELY
Uy tín - Giá hợp lý - Chất lượng tốt - Phục vụ tận tình
Địa chỉ: Số 26 Đường Láng - Ngã Tư Sở - Đống Đa - Hà Nội
Hotline: 04.35642564 - 0936772889.
Website: http://aocuoiely.com/ - http://xuhuongcuoihoi.com/
No comments:
Post a Comment